Mastering nói nôm na theo mình hiểu là cân chỉnh âm thanh, vocal, tiếng nhạc cụ và beat sao cho hợp lý nhất và có chỗ cho giọng mình ko bị chèn ép giữa các nhạc cụ và beat....
Đây là bước cuối cùng của 1 bài nhạc khi đc mix xong....
– Âm nhạc chỉ được nghe trong không gian phía trước mặt người nghe – 2 chiều (stereo–chiều rộng và chiều sâu). Còn âm thanh surround (5.1, 6.1, 7.1) được ***g trong phim, video tạo hiệu quả bao trùm người xem.
– Mix: pha trộn các âm thanh trong không gian stereo giới hạn bởi 2 loa trái và phải.
– Master: cân chỉnh stereo audio track (đã mix rồi) cho "sạch sẽ" và điều chỉnh âm thanh các stereo audio tracks (đã mix rồi) trong một CD cho cân nhau.
Các phần mềm làm nhạc đều có các công cụ xử lý âm thanh căn bản sau:
– Equalizer (còn được gọi tắt là EQ) để tăng giảm các tần số âm thanh trầm bổng (bass, treble).
– Compressor để nén và gom âm thanh lại – ổn định dao động của âm thanh.
– Delay để tạo hiệu quả chiều rộng cho âm thanh.
– Reverb để tạo hiệu quả chiều sâu cho âm thanh.
Ngoài ra còn có các FX plugins khác giúp điều chỉnh hoặc tạo thêm hiệu quả âm sắc cho âm thanh như: vocoder, phaser, flanger, chorus, distortion, overdrive...
Equalizer
Tại sao gọi là âm thanh có tần số cao là bổng và âm thanh có tần số thấp là trầm? Vì khi nghe qua loa, ta nhận thấy âm thanh có tần số cao hình như ở phía cao trên loa và âm thanh trầm ở phía thấp dưới loa. Điều này cũng đúng trong thanh nhạc, các nốt từ thấp đến cao sẽ được hát từ bụng lên đến đỉnh đầu.
Vậy thì equalizer có chức năng làm cho âm thanh bay lên cao hoặc hạ xuống thấp ở chừng mực vì các bạn không bao giờ làm cho tiếng trầm của đàn bass bay lên cao lơ lững được, cũng như không thể nào kéo tiếng sáo vi vu xuống dưới đất được
Việc cân chỉnh âm thanh bằng equalizer (theo tần số) đôi khi cần thiết trong khi mix – để nâng hiệu quả âm thanh của các track waves và rất quan trọng khi làm master – để nâng hiệu quả âm thanh của bản master stereo trước khi xuất ra thành phẩm để đến tai người nghe.
Tuy nhiên, hãy biết tiết chế việc sử dụng EQ vì nếu âm thanh nhạc cụ đã tốt rồi thì chỉ nên chỉnh EQ khi có lý do như: để phân biệt 2 audio tracks có cùng nhạc cụ và cùng âm sắc, các bạn nên chỉnh EQ của 2 audio tracks này cho khác nhau một chút.
Sau đây là sơ đồ tần số của các nhạc cụ và giọng người so với bàn phím piano:
Sau đây là gợi ý trong việc sử dụng EQ:
Các thông số của EQ gồm có:
– Frequency Gain: để tăng hoặc giảm âm lượng của tần số.
– Frequencies: các tần số
– Q (Bandwidth): bề rộng của tần số
– Output Gain (Trim): âm lượng tổng hợp của EQ
Khi sử dụng FX plugin (công cụ hiệu quả bổ trợ), các bạn sẽ thấy có thêm 2 thông số:
– Dry: âm lượng gốc của audio track
– Wet: âm lượng của FX
Các bạn có thể pha trộn giữa Dry và Wet để tạo ra hiệu quả nhiều hoặc ít cho audio track nếu FX plugin này được sử dụng riêng cho audio track. Còn nếu bạn dùng FX plugin chung cho các audio tracks (qua cổng FX channel, Aux, hoặc Bus) thì các bạn cài Dry = 0 và chỉ chỉnh âm lượng Wet cho phù hợp.
1. Graphic Equalizer (EQ theo đồ thị)
Hình trên là một loại EQ theo đồ thị đơn giản (Graphic EQ của Sony) gồm có 10 cần chỉnh của các tần số đã được ấn định sẳn. Với loại EQ này, việc nâng cao hoặc hạ thấp một tần số cũng sẽ có ảnh hưởng đối với những dãy tần số gần kề (khoảng tần số rộng).
2. Parametric equalizer (EQ theo thông số)
Khi EQ có thêm thông số Q thì sẽ được gọi là Parametric EQ. Thông số Q – Quality (còn được gọi là Chiều Rộng Dãi Tần – Bandwidth) cho phép người sử dụng chỉnh được âm lượng tần số rất chính xác ở dãi tần từ rộng cho đến hẹp.
iải thích các thông số trong 10–band Parametric EQ của Cakewalk trong hình trên:
– Voice: chọn tần số. Có 8 tần số mà người sử dụng có thể tự ấn định từng tần số một. Ô bên phải của Voice là âm lượng của tần số được chọn (Band) và được tăng giảm bằng cần "gain" ở phần dưới bên phải tương ứng.
– Center Frequency (Hz): Ở giữa tần số. Chọn Band ở Voice bằng cách click vào nút vuông có ghi số từ 1 đến 8 của phần "set" phía dưới bên phải và bật nút "on" để kích hoạt tần số, tiếp đến click kéo thanh –+ để chọn tần số. Thanh -+ kế bên phải – "fine" dùng để chỉnh tần số chính xác hơn.
– Bandwidth (Q): Bề rộng dãi tần. Kéo thanh -+ để mở rộng hoặc thu hẹp dãi tần của tần số. Thanh -+ "fine" để chỉnh dãi tần cho chính xác.
– Monitor: kiểm soát âm lượng EQ ở kênh phải và trái. Click kéo thanh -+ để kiểm soát âm lượng tối đa từ 0 dB đến 30 dB của các cần "gain".
– Shelf: dùng để chỉnh tần số thấp (lo) và tần số cao (hi). Cách chỉnh giống như chỉnh Voice (band).
3. Paragraphic equalizer (EQ theo thông số và đồ thị): bao gồm cả graphic EQ lẫn parametric EQ. Loại EQ này có thể được gọi là EQ đa năng.
Sau đây là các dạng Paragraphic EQ plugins
Waves Paragraphic EQ
Sonitus Paragraphic EQ
Equalizer còn được sử dụng với hiệu quả tăng giảm âm lượng của audio track ngoài Volume. Nhiều khi các bạn chỉ cần chỉnh tăng giảm equalizer cũng làm âm lượng audio track lớn thêm hoặc nhỏ lại mà không cần phải sử dụng Volume.
V. Compressor
Trong một bản mix, các âm thanh gốc (chưa được xử lý) được tập trung lại và là một mớ "hổn độn" dao động, không ổn định. Compressor được sử dụng để nén và ổn định dao động của âm thanh.
Do đó những âm thanh cần được làm rõ cho người nghe sẽ được xử lý qua compressor, thường là: trống kick, tiếng bass, tiếng nhạc cụ solo và giọng hát.
1. Compressor (classic) – Công cụ nén âm thanh dạng cổ điển
3.Multidynamics
MultiDynamics của WaveArts 5
Loại compressor này thì tiên tiến hơn và chính xác hơn, cho phép nén âm thanh theo từng dãi tần (bandwidth).
Nuendo 3 thì có Multiband compressor:
Mình khuyến mãi thêm cái của luân trường chỉnh sẵn này....nếu ai ko bik thì làm theo lun đi ha....dow phần mềm như trong hình và chinh theo..
mệt quá à... thấy hay thanks cho tớ ..
:t: :t: :t: :t: :t: :t: